Home
Giới thiệu
Thông điệp từ Hiệu trưởng
Sứ mạng và mục tiêu
Lịch sử phát triển
Thành tích đạt được
Cơ cấu tổ chức
Đảng ủy
Hội đồng trường
Ban Giám hiệu
Tổ chức - Đoàn thể
Công đoàn
Đoàn Thanh niên
Các phòng
Phòng Tổ chức - Hành chính
Phòng Đào tạo
Phòng Kế hoạch - Tài chính
Phòng Công tác học sinh sinh viên
Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng
Các khoa
Khoa Cơ khí
Khoa Điện
Khoa Công nghệ ô tô
Khoa Xây dựng
Khoa Đào tạo lái xe
Khoa Khoa học cơ bản
Tuyển sinh
TUYỂN SINH 2024
Cao đẳng, trung cấp
Liên kết đào tạo
Đăng ký nhập học
Đăng ký tuyển sinh
TIN TỨC- SỰ KIỆN
Bảo đảm chất lượng
Chính sách chất lượng
Mục tiêu chất lượng
Quy trình hệ thống BĐCL
Báo cáo Tự đánh giá chất lượng
Sổ tay chất lượng
Thư viện điện tử
Chương trình Đào tạo
Giáo trình theo chương trình đào tạo
Home
Giới thiệu
Thông điệp từ Hiệu trưởng
Sứ mạng và mục tiêu
Lịch sử phát triển
Thành tích đạt được
Cơ cấu tổ chức
Đảng ủy
Hội đồng trường
Ban Giám hiệu
Tổ chức - Đoàn thể
Công đoàn
Đoàn Thanh niên
Các phòng
Phòng Tổ chức - Hành chính
Phòng Đào tạo
Phòng Kế hoạch - Tài chính
Phòng Công tác học sinh sinh viên
Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng
Các khoa
Khoa Cơ khí
Khoa Điện
Khoa Công nghệ ô tô
Khoa Xây dựng
Khoa Đào tạo lái xe
Khoa Khoa học cơ bản
Tuyển sinh
TUYỂN SINH 2024
Cao đẳng, trung cấp
Liên kết đào tạo
Đăng ký nhập học
Đăng ký tuyển sinh
TIN TỨC- SỰ KIỆN
Bảo đảm chất lượng
Chính sách chất lượng
Mục tiêu chất lượng
Quy trình hệ thống BĐCL
Báo cáo Tự đánh giá chất lượng
Sổ tay chất lượng
Thư viện điện tử
Chương trình Đào tạo
Giáo trình theo chương trình đào tạo
Đơn vị trực thuộc
Đảng ủy
Các tổ chức đoàn thể
Các tổ chức đoàn thể
Hội Sinh viên
Công đoàn
Hội Cựu chiến binh
Đoàn Thanh niên
Các khoa đào tạo, Trường trực thuộc
Các khoa đào tạo, Trường trực thuộc
Khoa Nông Lâm Ngư
Khoa Công nghệ Thông tin
Khoa Sinh học
Khoa Địa lý - Quản lý tài nguyên
Khoa Sư phạm Ngoại ngữ
Khoa Điện tử Viễn thông
Khoa Sư phạm Ngữ văn
Khoa Giáo dục
Khoa Sư phạm Toán học
Khoa Giáo dục Chính trị
Khoa Thể dục
Khoa Hoá học
Khoa Vật lý và Công nghệ
Khoa Kinh tế
Khoa Xây dựng
Khoa Lịch sử
Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm
Khoa Luật
Trường THPT Chuyên
Các phòng ban, Trung tâm, Trạm
Các phòng ban, Trung tâm, Trạm
Trung tâm Công nghệ Thông tin
Tổ chuyên trách
Trung tâm Đảm bảo chất lượng
Phòng Công tác chính trị - Học sinh, sinh viên
Trung tâm Đào tạo liên tục
Phòng Đào tạo
Trung tâm Đào tạo từ xa
Phòng Đào tạo Sau đại học
Trung tâm Giáo dục thường xuyên
Phòng Hành chính Tổng hợp
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh Vinh
Phòng Kế hoạch - Tài chính
Trung tâm Nội trú
Phòng Khoa học - Hợp tác quốc tế
Trung tâm Thể dục - Thể thao
Phòng Quản trị
Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào
Phòng Thanh tra giáo dục
Trung tâm Thực hành - Thí nghiệm
Phòng Tổ chức Cán bộ
Ban Quản lý các dự án xây dựng
Phòng Bảo vệ
Trạm Y tế
Nhà Xuất bản Đại học Vinh
Thứ 5, ngày 21 tháng 11 năm 2024
Điện thoại: 0238.3832738
Trang chủ
ĐK hoạt động GDNN
02:21 24/01/2022
Chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp: Để đủ thầy đủ thợ?
Chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp: Để đủ thầy đủ thợ?
Lâu nay ta thường nghe một câu nói là nước mình “thừa thầy thiếu thợ”. Muốn biết câu nói này chính xác đến đâu cần phải có những con số cụ thể, những thống kê và so sánh với nhu cầu của thị trường lao động. Nhưng nhận định trên chắc được rút ra từ thực tế sản xuất và dễ nhận thấy những hàm ý bên trong. Đó là sự mất cân bằng của nhân lực lao động so với nhu cầu sản xuất. Đó là ở ta, thừa người biết nói nhưng thiếu người biết làm. Đó là ở ta rất trọng khoa bảng nhưng chưa trọng người thợ như cần phải có.
Các em học sinh tiểu học đang tham quan gian hàng trình diễn in 3D trong ngày hội STEM do Tia Sáng và Liên minh STEM tổ chức, năm 2017. Ảnh: BN.
Chuyển đổi số và giáo dục nghề nghiệp
Chuyển đổi số toàn cầu bắt nguồn từ sự xuất hiện hơn hai chục năm qua của
không gian mạng
(cyberspace)– được hiểu là môi trường Internet nơi ở đó mỗi người, với một định danh, có thể giao tiếp dễ dàng với những người khác để trao đổi ý kiến, chia sẻ thông tin, cùng làm việc, thưởng thức nghệ thuật, chơi trò chơi, bàn luận thời cuộc…
Không gian mạng đã và đang len lỏi vào các hợp phần trong môi trường sống của con người– môi trường tự nhiên (như núi non, sông ngòi, bầu trời, cây cối, chim muông), môi trường nhân tạo (như nhà cửa, đường xá, cầu cống, xe cộ), môi trường xã hội (con người và các quan hệ, như luật lệ, thể chế, tôn giáo, họ tộc, gia đình)– và tạo thành một môi trường sống mới,
môi trường thực-số
, còn thường
được gọi là môi trường số
.
Môi trường thực-số
chính
là môi trường ta sống nay được nối với không gian mạng, ở đó các thực thể dần được số hóa và tạo ra các phiên bản số (là những con số– tức dữ liệu– mô tả các thực thể đó) và do vậy có thể kết nối được với nhau. Không gian mạng không chỉ là phần “cộng thêm” mà còn là phần “nhập vào” môi trường truyền thống của con người. Nói môi trường thực-số là hàm ý nhấn mạnh mỗi thực thể giờ đây sẽ có cả phần thực và phần số gắn bó và đan xen nhau. Nói cách khác, mọi thứ trên môi trường ta đang sống đều đã và đang gắn với những con số, nhờ đó nối được với nhau và có thể hoạt động tốt hơn nhờ được tính toán và điều khiển. Nói cách khác là con người có thể thông minh hóa mọi hoạt động trên môi trường thực-số.
Chuyển đổi số được hiểu một cách ngắn gọn là “quá trình thay đổi cách sống và cách làm việc trên môi trường thực-số với các công nghệ số”2, và do vậy giáo dục nghề nghiệp có thể được hiểu là “quá trình thay đổi cách làm giáo dục nghề nghiệp trên môi trường thực-số với các công nghệ số”.
Môi trường thực-số với hai đặc điểm dữ liệu và kết nối đem đến cơ hội phát triển và bứt phá cho nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia đi sau, và cho phép tạo ra những phá hủy sáng tạo trong kỷ nguyên số. Đó là cách giao tiếp, cách sản xuất, cách mua bán, cách vui chơi… Đó là Amazon, là Airbnb, là Estonia…1.
Môi trường thực-số là một hiện thực khách quan. Dù muốn hay không môi trường ta sống vẫn đang thay đổi thành thực-số và khai thác các cơ hội số để phát triển và thích nghi là phương thức cơ bản để phát triển hiện nay và trong tương lai.
Giáo dục nghề nghiệp là một trong bốn lĩnh vực trụ cột của hệ thống giáo dục và đào tạo quốc gia (Hình 1): Giáo dục mầm non và phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục và đào tạo thường xuyên3. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan nhà nước phụ trách hai lĩnh vực đầu, và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phụ trách hai lĩnh vực sau.
Mỗi trụ cột của hệ thống giáo dục quốc gia có tầm quan trọng và sứ mạng riêng của mình. Giáo dục nghề nghiệp nhằm cung cấp nhân lực được đào tạo với kỹ năng nghề cao cho thị trường lao động, và do đó không những thiết yếu trong phát triển kinh tế đất nước mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến an sinh xã hội. Hiện cả nước có gần 2000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó 397 trường Cao đẳng; 512 trường Trung cấp và 1031 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Trong chuyển đổi số quốc gia, giáo dục nghề nghiệp phải chuyển đổi mạnh mẽ để người làm nghề có kiến thức và kỹ năng số cần thiết trong những thay đổi nghề nghiệp toàn cầu.
Hình 1. Bốn lĩnh vực trụ cột trong hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam.
Chuyển đổi số được hiểu một cách ngắn gọn là “quá trình thay đổi cách sống và cách làm việc trên môi trường thực-số với các công nghệ số”2, và do vậy giáo dục nghề nghiệp có thể được hiểu là “quá trình thay đổi cách làm giáo dục nghề nghiệp trên môi trường thực-số với các công nghệ số”.
Hệ sinh thái số của giáo dục và đào tạo
Mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp cơ bản được xây dựng trên mô hình hệ sinh thái số của giáo dục và đào tạo với sáu hợp phần cần thay đổi4:
1. Nội dung giáo dục và đào tạo
2. Phương pháp dạy và học
3. Người học và người dạy
4. Hạ tầng, nền tảng, và học liệu số
5. Quản trị và quản lý giáo dục
6. Thể chế và hành lang pháp lý
Cơ sở để xây dựng hệ sinh thái số này là những điểm khác nhau về dạy và học trên môi trường truyền thống và trên môi trường thực-số (Bảng 1).
Các hợp phần của hệ sinh thái số của giáo dục và đào tạo được tóm tắt dưới đây.
Dạy và học trên môi trường truyền thống
Dạy và học trên môi trường thực-số
Cách dạy và học
Luôn từ lý thuyết đến ứng dụng.
Dựa theo sách giáo khoa, giáo trình.
Thường từ vấn đề, dự án, trường hợp… đến lý thuyết.
Dùng thêm nhiều học liệu số với nội dung chia theo mô-đun
Người học
Thụ động theo nội dung được dạy
Chủ động, tự định hướng, tự học, hợp tác và hứng thú
Người dạy
Người giảng bài
Người huấn luyện
Nơi dạy và học
Lớp học, giảng đường
Mọi chỗ, mọi nơi
Tốc độ học tập
Theo chương trình và giáo trình
Theo năng lực người học và lĩnh vực quan tâm
Đơn vị dạy và học
Khoá học và môn học
Mô-đun và năng lực
Theo dõi tiến độ
Kiểm tra vào ngày ấn định, nhằm đánh giá khả năng nhớ và hiểu kiến thức.
Liên tục, lặp, và tập trung vào mức đạt năng lực, văn hóa hợp tác và tư duy phản biện.
Vai trò của CNTT-TT
Đưa nội dung tới từng người học
Tạo môi trường kết nối người học với nhau, với môi trường
Bảng 1. Dạy và học trên môi trường truyền thống và trên môi trường thực-số.
1. Chuyển đổi số nội dung giáo dục nghề nghiệp
Vấn đề quan trọng nhất của chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp là chuyển đổi nội dung cho phù hợp với tương lai của các nghề. Các chương trình đào tạo nghề cần bỏ đi những nội dung không cần hoặc ít cần và thêm vào những nội dung mới, kỹ năng mới sẽ cần hoặc rất cần, phù hợp với thay đổi của các nghề trong những ngày đang đến. Các nội dung dạy nghề cần được thiết kế theo mô-đun để có thể dễ dàng thay đổi và thích hợp với các phương pháp dạy và học mới.
Hình 2. Hệ sinh thái số của giáo dục và đào tạo.
2. Chuyển đổi số phương pháp dạy và học
Cần thay đổi cách dạy và học trên môi trường thực-số, tiêu biểu là các phương pháp sau.
Học tập kết hợp (blended learning): Hài hòa việc dạy và học trên lớp hay ở xưởng với dạy và học trực tuyến, chú trọng việc dùng các công nghệ và học liệu số.
Học theo dự án
(project-based learning): Hướng người học đến việc lĩnh hội kiến thức và kĩ năng thông qua việc bắt tay vào một dự án cần thực hiện.
Học đảo ngược (flipped learning): Việc hiểu, ghi nhớ và vận dụng một nội dung được thực hiện trước, và trên lớp chủ yếu cho phân tích, tổng hợp và đánh giá.
Vấn đề quan trọng nhất của chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp là chuyển đổi nội dung cho phù hợp với tương lai của các nghề. Quản trị số với cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục nghề nghiệp sẽ cho phép chúng ta thấu hiểu tình hình nhân lực làm nghề của cả nước.
Học tập thích nghi
(adaptive learning): Dạy và học phù hợp với năng lực và trình độ của từng người học, tức cá thể hóa việc học.
Thay đổi phương pháp dạy và học là một quá trình dài, nhưng không thể khác.
3. Người học và người dạy trên môi trường thực-số
Năng lực chủ yếu cần cho việc học tập suốt đời là tự chủ và tự học. Tự chủ là việc biết tự định hướng, tự xác định cần học gì. Tự học là chính mình biết học thế nào cho hiệu quả. Trên môi trường thực-số, người học sẽ dần là chủ thể, đóng vai trò trung tâm và người dạy sẽ chủ yếu dẫn dắt người học, là “huấn luyện viên” đồng hành cùng người học trên con đường tìm kiếm tri thức.
4. Hạ tầng, nền tảng, và học liệu số
Hạ tầng số
trên môi trường thực-số trước hết là hạ tầng kết nối (máy tính và mạng internet cùng các phần mềm cơ bản) và hạ tầng dữ liệu (các cơ sở dữ liệu về giáo viên và học viên, hoạt động đào tạo và quản lý… được kết nối và chia sẻ). Hạ tầng số cơ bản này là nền móng để tạo nên khuôn viên thông minh trong hệ sinh thái, để trên đó thực hiện các hợp phần của hệ sinh thái.
Nền tảng số
là hệ thống công cụ số hoặc một môi trường nền giúp cho việc phát triển ứng dụng hoặc kết nối con người, xây dựng từ các công nghệ số trong hạ tầng ứng dụng– một hợp phần của hạ tầng số.
Học liệu số
là “các tài liệu, dữ liệu thông tin, tài nguyên được số hóa, lưu trữ phục vụ cho việc dạy và học.” Nếu như người học trước kia chủ yếu học với sách giáo khoa, thì ngày nay và trong tương lai, người học cần dùng phối hợp một cách hài hòa sách giáo khoa và học liệu số.
5. Chuyển đổi số quản trị và quản lý giáo dục
Hạ tầng số và các nền tảng số cho phép công tác quản trị, hoạch định, tổ chức, lãnh đạo việc dạy và học, cũng như điều hành, dự báo và ra quyết định dựa trên dữ liệu. Rất nhiều vấn đề quản trị của giáo dục nghề nghiệp, từ vĩ mô đến vi mô, đều có thể thay đổi sâu sắc khi sử dụng hiệu quả dữ liệu và những kết nối phong phú trên Internet. Công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp cũng sẽ tăng được hiệu quá rất mhiều khi bộ phận hành chính sử dụng hiệu quả các công nghệ số qua các nền tảng số để quản lý các hoạt động thường xuyên ở cơ sở giáo dục. Quản trị số với cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục nghề nghiệp sẽ cho phép chúng ta thấu hiểu tình hình nhân lực làm nghề của cả nước.
Hình 3. Tóm tắt phương pháp luận 2-3-5 về chuyển đổi số.
6. Xây dựng thể chế và hành lang pháp lý
Cũng như ở các lĩnh vực khác, chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp là sự thay đổi tổng thể và toàn diện mọi hoạt động dạy và học trên môi trường thực-số. Sự thay đổi lớn lao và sâu sắc này đòi hỏi những thay đổi về thể chế và hành lang pháp lý để cho phép thay đổi hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó có:
- Thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học trên môi trường số.
- Dạy và học, kiểm tra, đánh giá trực tuyến, kiểm định chất lượng, công nhận kết quả.
- Quy định công nhận và cấp chứng chỉ cho hình thức học online.
- Các quy định về mô-đun hóa chương trình đào tạo và công nhận lẫn nhau giữa các chứng chỉ, tín chỉ.
- Quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ, an toàn thông tin cá nhân, chia sẻ, khai thác cơ sở dữ liệu và kho học liệu số.
Cùng với hệ sinh thái số định ra những nội dung đặc thù của giáo dục và đào tạo, một phương pháp luận về chuyển đổi số, còn gọi phương pháp luận 2-3-5, tóm tắt trong Hình 3, cũng được giới thiệu trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp4.
Bước đầu của chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp
Ngay sau khi Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định 749/QĐ-TTg, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã tích cực chủ trì và triển khai các hoạt động chuyển đổi số.
Đây là
một hành trình mới chưa có tiền lệ, chưa có những bài học kinh nghiệm, là một hành trình vừa đi, vừa học, vừa tìm đường. Tiên phong trong kế hoạch của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là 11 trường cao đẳng
đối tác của
chương trình hợp tác kỹ thuật Việt-Đức “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam” (chương trình TVET), tài trợ bởi Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức (BMZ) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, thực hiện bởi Tổ chức Hợp tác Quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức (GIZ). Chương trình TVET có mục đích hỗ trợ cho “giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam được điều chỉnh phù hợp hơn với thế giới việc làm đang thay đổi”.
Những kết quả và bài học thu được từ những hoạt động kể trên là những kinh nghiệm quý báu để các trường TVET tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, lan tỏa và chia sẻ với các đơn vị khác trong ngành để cùng thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp.
Mùa Xuân của giáo dục nghề nghiệp
Vào năm 1957 trong bài “Học sinh và lao động” Bác Hồ đã viết:
“Thi đỗ tiểu học rồi, thì muốn lên trung học, đỗ trung học rồi, thì muốn lên đại học. Riêng với mỗi cá nhân của người học sinh, thì ý muốn ấy không có gì lạ. Nhưng nhìn chung đối với nhà nước, thì ý muốn ấy thành vô lý; vì bất kỳ ở nước nào số trường trung học cũng ít hơn trường tiểu học, trường đại học càng ít hơn trường trung học. Thế thì những học trò tiểu học và trung học không được chuyển cấp, sẽ làm gì?”.
Câu trả lời trong bài viết được Bác gạch chân là “họ sẽ lao động”. Nhưng họ sẽ lao động thế nào trong kỷ nguyên số, trong những năm tới đây? Cả xã hội đang chờ câu trả lời.
Và lúc này phải chăng câu trả lời chỉ có nếu chúng ta làm chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp thành công?
Mùa Xuân đến mang cho ta thật nhiều niềm tin vào công cuộc chuyển đổi số ngành giáo dục nghề nghiệp đang làm.
Hồ Tú Bảo - Nguyễn Nhật Quang
Tin tức liên quan
Đào tạo nghề góp phần cải thiện đời sống cho lao động nông thôn
- ( 08:30 10/04/2024)
Gen Z đón đầu những nghề "hot" với thu nhập cao, linh hoạt thời gian
- ( 10:51 05/04/2024)
Thời kỳ trọng kỹ năng hơn bằng cấp đã đến?
- ( 04:49 25/03/2024)
Đào tạo để sinh viên bước ra thị trường quốc tế, “sức hút”mới của các trường nghề
- ( 02:40 21/03/2024)
Năm 2024, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp đạt 2,34 triệu người
- ( 02:50 06/03/2024)
Họp Ban Chỉ đạo và Tổ kỹ thuật điều phối Dự án Thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp ngành Logistics với giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam
- ( 08:18 01/03/2024)
Năm 2024, Tổng cục GDNN sẽ rà soát, đánh giá Luật Giáo dục nghề nghiệp hiện hành
- ( 12:00 17/02/2024)
Dấu ấn phát triển lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp trong năm 2023
- ( 12:00 05/01/2024)
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với phát triển giáo dục nghề nghiệp
- ( 11:20 17/08/2022)
Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp giữa Việt Nam và Pakistan
- ( 09:29 18/07/2022)
Mới cập nhật
Thông báo Kết luận của phiên họp Hội đồng khoa học và đào tạo Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An ngày 05/3/2021
10 SỰ KIỆN VÀ THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỆT – ĐỨC NGHỆ AN NĂM 2022
Thông báo Kết luận của Hiệu trưởng tại Hội nghị giao ban cán bộ, viên chức và người lao động phiên tháng 03 năm 2021
Thông báo về việc thực hiện nội quy, quy định của Nhà trường
TUYỂN SINH 2024
THÔNG BÁO TUYỂN SINH 2024
3647
14/03/2024 10:58:41 SA
Thông báo tuyển sinh đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho bộ đội, công an xuất ngũ
3988
09/01/2024 12:00:00 SA
Thông báo
Thông báo số 562-TB/Tr.VĐ-TCHC của Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An về việc tuyển dụng viên chức hưởng lương từ nguồn thu năm 2024
445
08/11/2024 12:00:00 SA
Thông báo số 90-TB/ĐU của Đảng ủy Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An về Kết luận Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ phiên định kỳ tháng 11
961
06/11/2024 12:00:00 SA
Video
Lễ Khai giảng năm học 2023 - 2024
Lễ Khai giảng năm học 2023 - 2024
Lễ ký kết hợp tác đào tạo nghề và hỗ trợ an sinh xã hội giai đoạn 2023-2025 giữa UBND huyện Tương Dương và Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An
Lễ ký kết hợp tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm trong, ngoài nước giữa UBND huyện Quế Phong và Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An
Lễ ký kết hợp tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm trong, ngoài nước giữa UBND huyện Qùy Hợp và Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An
Dự án "Gậy thông minh" chiến thắng tại Cuộc thi Startup Kite năm 2021
Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An - Địa chỉ vàng cho tuổi trẻ khởi nghiệp
Khoa Khoa học cơ bản - Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An
Khoa Công nghệ Ô tô - Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An
Khoa Điện - Trường Cao đẳng Việt -Đức Nghệ An
Khoa Cơ khí - Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An
Lễ Khai giảng năm học 2020 - 2021 Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An
Cách thoát nghèo của người dân tộc vùng cao
Lễ Công bố các quyết định về công tác cán bộ
Phóng sự của Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An (NTV) về công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở
Chào mừng Đại hội Đảng bộ Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An nhiệm kỳ 2020 - 2025
Sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề tại Nghệ An
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp tại các trường đại học cao đẳng
Học nghề tại Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm - Nỗ lực đạt mục tiêu NQ ĐH Đảng
Hướng dẫn sinh viên hàn 3G bằng phương pháp hàn điện
Sinh viên khởi nghiệp: những ý tưởng đầy "thán phục"
Tiết mục văn nghệ
2019-10-28-Thuc đẩy tinh thần khởi nghiệp tại các trường đại học cao đẳng
2019-09-11-Doanh nghiệp với EVFTA
2019-08-28-Sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề tại Nghệ An
2019-08-Các trường đào tạo nghề đứng trước nhu cầu học nghề ngày càng tăng
2017-05-Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An
1
Hát trong ngày hội trường
2
Khúc nhớ Người thầy Trường Vinh
3
Tâm tình cô giáo mầm non
4
Bài ca sinh viên Xứ Nghệ
5
Kỷ niệm mái trường
6
Ước mơ bay lên
7
Viết nên những ước mơ
8
Mái trường xanh
9
Trường Vinh ngày ấy
10
Niềm tin
Thư viện ảnh
p=2263.416748046875
w=1255
b=3640.85009765625
scroll=0
scroll + w =1255