Ban tổ chức trao giải nhất cho nhóm thí sinh trường Cao đẳng nghề Lý Tự Trọng (TP Hồ Chí Minh). 
Kết quả chung cuộc, nhóm thí sinh trường Cao đẳng nghề Lý Tự Trọng (Thành phố Hồ Chí Minh) gồm Võ Minh Trung, Đỗ Minh Hoàng, Thái Hồ Nhân, Nguyễn Nhật Thịnh Vượng và Nguyễn Hoàng Sơn đã xuất sắc giành giải Nhất của cuộc thi với dự án “Máy đo thân nhiệt và rửa tay tự động”.
 
Ban tổ chức trao giải nhất cho nhóm thí sinh trường Cao đẳng nghề Lý Tự Trọng (TP Hồ Chí Minh). 
 
      Đồng giải Nhì được trao cho nhóm thí sinh Kiều Thị Bích Giàu, Nguyễn Thị Bích Trâm (Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận) với dự án “Du lịch trải nghiệm văn hóa Chăm và Raglay tại Ninh Thuận” và nhóm thí sinh Nguyễn Tiến Ngọ, Phạm Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Thủy (Trường Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic Hà Nội) với dự án “Local Brand”.
Ban Tổ chức còn trao 2 giải Ba, 34 giải Khuyến khích cho các dự án được đánh giá có tiềm năng cao nhất tại vòng Chung kết sau khi vượt qua hơn 1.000 ý tưởng sáng tạo đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước; tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho 29 đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp năm 2020.
 
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tặng bằng khen của Bộ trưởng cho 29 đơn
 
       Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tặng bằng khen của Bộ trưởng cho 29 đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp năm 2020. 
Theo ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cuộc thi là hoạt động nhằm hiện thực hóa “Ngày hội khởi nghiệp” cho học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tuy là lần đầu tiên, nhưng cuộc thi được tổ chức từ cấp cơ sở, trường học và nhận được sự hưởng ứng tích cực của học sinh, sinh viên cùng các thầy, cô giáo với hàng ngàn ý tưởng xuất phát từ chính nghề các em đang học.

“Cuộc thi không chỉ là sân chơi chung về sáng tạo, khởi nghiệp hướng đến thành công cho học sinh, sinh viên mà còn là dịp để các em giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm; đồng thời tạo kết nối giữa nhà trường với doanh nghiệp cùng vận động xã hội hóa nguồn lực tổ chức các hoạt động khởi nghiệp và huy động nguồn vốn hỗ trợ các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên, qua đó làm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề, khởi nghiệp, thúc đẩy các bạn trẻ tự tin lựa chọn giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước, yêu cầu cần có kỹ năng tay nghề cao, có khả năng thích ứng với sự thay đổi của khoa học công nghệ, việc làm, hình thành những nhân tố tích cực làm nên sự thay đổi của khoa học công nghệ qua tư duy đổi mới sáng tạo”, ông Lê Tấn Dũng khẳng định.

       Để đạt được thứ hạng cao tại cuộc thi Startup kite 2020, nhóm thí sinh trường Cao đẳng nghề Lý Tự Trọng đã ấp ủ đề tài qua nhiều tháng; vận dụng các ý tưởng sáng tạo mang tính thời sự để chế tạo thành công “Máy đo thân nhiệt và rửa tay tự động” nhằm góp phần cùng thành phố tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong cơ quan, đơn vị, xí nghiệp và cộng đồng xã hội. Dưới sự hướng dẫn của thầy bộ môn, cả nhóm đã mất hơn 45 ngày, lần lượt trải qua 5 phiên bản, nâng cấp dần để đạt được chất lượng tốt nhất, tiện ích nhất, chính xác nhất. 

      Theo thầy Trần Nguyên Bảo, Trưởng bộ môn cơ điện tử tự động, trường Cao đẳng nghề Lý Tự Trọng, đây là lứa học sinh năm cuối mà nhà trường muốn tạo thêm điều kiện để các em được cọ xát, được tiếp tục học liên thông, nâng cao tay nghề bằng chính điều kiện tự thân và sự nỗ lực của mỗi em. Đây có thể nói là kết quả của phương pháp học tập chủ động, tăng cường nghiên cứu tìm tòi, phát huy sức sáng tạo ngay từ năm học đầu tiên tại trường.
 
Nhóm thí sinh trường Cao đẳng nghề Lý Tự Trọng với dự án “Máy đo thân nhiệt và rửa tay tự động”. 

      Nhóm thí sinh trường Cao đẳng nghề Lý Tự Trọng với dự án “Máy đo thân nhiệt và rửa tay tự động”. 
Để động viên, thúc đẩy phong trào sáng tạo, khởi nghiệp, thầy Trần Nguyên Bảo cho biết, nhà trường đã dành kinh phí khoảng 2 tỷ đồng/năm cho các hoạt động này.
“Với giáo viên, nhà trường luôn tạo điều kiện khi có kế hoạch, ý tưởng, đăng ký đề tài. Với các em học sinh, sinh viên và nhà trường tạo điều kiện cho tham quan, học tập trên các thiết bị mới, đào tạo thực hành nghề tại các doanh nghiệp; tham gia các câu lạc bộ chuyên đề để được các thế hệ lớp trước trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và được thầy cô hỗ trợ, hướng dẫn tận tình...”, thầy Trần Nguyên Bảo chia sẻ.
      Niềm tin vào tương lai tươi sáng của việc học nghề, nhiều học sinh, sinh viên tham dự ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp cho rằng, việc đầu tiên của học sinh, sinh viên trường nghề là không ngại khó, không kén chọn, chỉ cần chọn trường, học đúng ngành, đúng nghề, có niềm đam mê, yêu thích công việc chắc chắn sẽ thành công trên con đường khởi nghiệp, sáng tạo…
Tổng hợp theo: Thanh Vũ (TTXVN)