Lý tưởng cao đẹp của Các Mác là mục tiêu mà nhân loại văn minh phấn đấu, vươn tới, không ngừng làm cho vật chất ngày càng nhiều, tinh thần ngày càng tiến, tình người ngày càng đầy.

Các Mác và Ph.Ănghen sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, là người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân thế giới, người chiến sĩ kiên trung đấu tranh cho lý tưởng cộng sản. Di sản vô giá của Các Mác để lại, được V.I. Lênin phát triển, các nhà mác xít trên thế giới phát tỏa, vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể đất nước, tạo nên nhiều mô hình CNXH. Mỗi dịp sinh nhật Các Mác (5/5/1818) chúng ta lại thêm tin tưởng, có hành động thiết thực để vững bước tới tương lai.

Với trí tuệ thiên tài, ý chí sắt đá, khả năng làm việc vô biên, Các Mác vượt lên trên tầm nhìn của các vị tiền bối, đưa ra giải đáp kịp thời, chính xác về những vấn đề lớn, cơ bản, cấp thiết mà thời đại đang đặt ra cho nhân loại tiến bộ, tạo nên bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử tư tưởng nhân loại.

Cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú, bền bỉ, kiên trung ở Các Mác là tấm gương mẫu mực về sự theo đuổi lý tưởng cao đẹp để chúng ta phấn đấu, noi theo. Càng tìm hiểu kỹ về cuộc đời hoạt động và tư tưởng của Các Mác, chúng ta càng cảm nhận thêm nhiều cái đẹp rất vĩ đại nhưng rất gần gũi với cuộc sống. Ở Các Mác, tất cả đều vì con người, coi hạnh phúc của mọi người là hạnh phúc của chính mình và phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của mọi người[1].

Các mác - Ăng ghen.jpg
Các Mác và Ph.Ănghen. Nguồn: Tư liệu

Các Mác và Ph.Ănghen sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, là người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân thế giới, người chiến sĩ kiên trung đấu tranh cho lý tưởng cộng sản. Di sản vô giá của Các Mác để lại, được V.I. Lênin phát triển, các nhà mác xít trên thế giới phát tỏa, vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể đất nước, tạo nên nhiều mô hình CNXH. Lý tưởng cách mạng của Các Mác “không những là cái cẩm nang thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”[2].

Trọn đời vì lý tưởng cộng sản, Các Mác có những cống hiến vĩ đại cho lịch sử nhân loại, đặc biệt là những giá trị bền vững của học thuyết càng cho thấy tầm nhìn xuyên thế kỷ của ông. Chống áp bức bóc lột, bất công, lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và xóa bỏ xã hội tư bản để giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng xã hội, giải phóng con người, xây dựng xã hội xã hội cộng sản, đó chính là lý tưởng cao đẹp nhất của Các Mác.

Thời gian càng lùi xa, chúng ta càng nhận rõ tính nhân văn và sự vĩ đại ở Các Mác. Bởi chính lý tưởng đẹp là điểm cốt lõi làm cho tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của Các Mác lưu lại dấu ấn sâu đậm, lâu dài, bền vững trong lịch sử nhân loại.


Các mác.jpg
Các Mác (1818 - 1883).

Lý tưởng cao đẹp của Các Mác là sự nối tiếp ước mơ, khát vọng của nhân loại từ bao đời nay, thấm đẫm tính nhân văn của nhân dân lao động, rất dung dị, đời thường như một lẽ tất yếu, tự nhiên về mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. Thực ra, khát vọng về một cuộc sống không có áp bức, bóc lột, bất công, mà mọi người được tự do, ấm no, hạnh phúc từng tồn tại trước khi xã hội phân chia thành giai cấp. Nhưng, điều cao đẹp đó lại không có “chỗ đứng” trong các xã hội có giai cấp: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, nhất là xã hội tư bản.

Trước Các Mác, nhiều nhà tư tưởng đã lên tiếng đấu tranh đòi lại khát vọng bình dị ấy, nhưng đều không đem lại hiệu quả, bởi vì họ chưa đưa ra được cách thức biến ước mơ thành hiện thực. Do đó, tư tưởng CNXH trước Các Mác vẫn là CNXH không tưởng. Đến Các Mác, lý tưởng đó không dừng lại ở ước mơ, khát vọng nữa mà đã trở thành khoa học, được hiện thực hóa trong thực tiễn. Các nguyên lý, quy luật đúng đắn về lịch sử - xã hội của chủ nghĩa Các Mác là cơ sở lý luận trong nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn. Bởi vậy, gần hai thế kỷ đi qua, với biết bao thay đổi của lịch sử, nhưng học thuyết Các Mác vẫn luôn được bảo vệ, không ngừng phát triển, khẳng định tầm vóc, thể hiện sức sống mãnh liệt và giá trị thời đại sâu sắc, tiếp tục soi sáng con đường giải phóng giai cấp, xã hội, con người. Không chỉ có những người cộng sản, các nước đi theo con đường CNXH, mà nhiều nhà tư tưởng phi mác xít cũng trân trọng, tôn vinh tư tưởng vĩ đại của Các Mác. Thậm chí, ngay cả sau khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu gặp khủng hoảng và sụp đổ; khi Mỹ và nhiều nước công nghiệp phát triển đương đầu với hậu quả khủng hoảng tài chính, thì các chuyên gia kinh tế phương Tây vẫn tìm đến học thuyết Các Mác làm cơ sở lý luận và phương pháp luận để vạch chiến lược phát triển nhằm nhanh thoát khỏi tâm điểm khủng hoảng. Đồng thời, để khắc phục hậu quả những vấn đề có tính toàn cầu của thời đại ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã tái bản một số tác phẩm của Các Mác, càng cho thấy sức sống vĩ đại trong tư tưởng lý luận của ông.

Các Mác, Ph.Ănghen và những tác phẩm của 2 ông.jpg
Một số tác phẩm của Các Mác và Ph.Ănghen.

Lý tưởng đem lại hạnh phúc cho con người của Các Mác được hình thành từ tầm cao trí tuệ của mình và sự kế thừa thành tựu tư duy nhân loại. Vươn tới tầm cao vĩ đại đó, trong học thuyết của mình, ngoài tư duy khoa học, Các Mác đã kế thừa có phê phán những thành tựu tư duy nhân loại. Các Mác không chỉ tiếp nhận tư tưởng duy lý khoa học hoàn bị của triết học cổ điển Đức mà còn trong CNXH không tưởng Pháp và kinh tế chính trị học Anh.

Các Mác đưa ra con đường đúng đắn để thực hiện hóa lý tưởng của mình. Vận dụng triết học duy vật biện chứng vào xem xét lĩnh vực xã hội, Các Mác sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử. Như V.I. Lênin đánh giá, thì “Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Các Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự tùy tiện vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị”[3]. Từ quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử, Các Mác xây dựng học thuyết hình thái kinh tế - xã hộiluận chứng một cách khoa học, tường minh lô gích lịch sử - tự nhiên của phát triển xã hội. Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào phân tích xã hội tư bản, Các Mác tìm ra quy luật phát sinh, phát triển, diệt vong của nó; dự báo về sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn, đó là hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là CNXH.

Các Mác chỉ rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, chính họ là lực lượng cơ bản đi tiên phong lật đổ giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, thiết lập xã hội cộng sản. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản không tách rời cuộc đấu tranh dân tộc, ở phạm vi quốc tế. Các Mác chỉ ra con đường để giai cấp vô sản hiện thực thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình; trong đó, tất yếu phải có chính đảng cộng sản lãnh đạo, tiến hành bạo lực cách mạng, thực hiện chuyên chính vô sản, xây dựng khối liên minh công nông, tạo dựng đoàn kết vô sản toàn thế giới. Nhưng trước hết, họ “phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình”, “phải giành lấy chính quyền”, “xoá bỏ tình trạng người bóc lột người” thì “tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ”. Tinh thần ấy thể hiện rõ trong khẩu hiệu kết thúc nội dung Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!”[4].

Tuyên ngôn Đảng Cộng sản do C. Mác và Ph. Ăngghen cùng soạn thảo.png
“Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” do C. Mác và Ph. Ăngghen cùng soạn thảo.

Các Mác với một niềm tin khoa học, kiên trì hoạt động để hiện thực hóa lý tưởng cộng sản trong cuộc sống. Với niềm tin tuyệt đối vào sự thành công, Các Mác không chỉ vạch ra những vấn đề lý luận trang bị thế giới quan cho giai cấp vô sản mà còn tích cực hoạt động thực tiễn. C.Mác tham gia vào các hoạt động, như thành lập chính đảng của giai cấp công nhân, giác ngộ, rèn luyện qua các phong trào cách mạng để họ ngày càng trưởng thành về nhận thức và hành động, thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.

Rõ ràng, lý tưởng cao đẹp của Các Mác là mục tiêu mà nhân loại văn minh phấn đấu, vươn tới, không ngừng làm cho vật chất ngày càng nhiều, tinh thần ngày càng tiến, tình người ngày càng đầy. Do đó, không chỉ có những người cộng sản, mà bất kỳ con người nào trên thế giới có khát vọng vươn tới văn minh, đều tìm đến con đường của Các Mác vạch ra. Chỉ có người không am hiểu, hoặc cố tính không hiểu về di sản mà Các Mác để lại cho nhân loại, hoặc là người không có mục tiêu vươn tới văn minh thì mới từ chối lý tưởng cao đẹp, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, chống phá CNXH, ca ngợi chế độ bóc lột, cổ súy hành động bất công.

Bày tỏ cảm nghĩ chân tình về lý tưởng cao đẹp mà Các Mác xây dựng và các thế hệ sau theo đuổi, thực hiện, coi như thắp nén hương thơm tạ ơn nhân dịp sinh nhật Các Mác ngày 5 tháng 5 vậy; tạo thêm niềm tin, động lực cống hiến cho đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc!

Việt Nam kiên định theo con đường XHCN.jpg
Việt Nam kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Ảnh minh họa: Tư liệu