I. CHỨC NĂNG
Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên; tuyển sinh các cấp trình độ đào tạo; hợp tác doanh nghiệp đào tạo và tư vấn giới thiệu việc làm; Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; công tác quản lý Ký túc xá Trường.
II. NHIỆM VỤ
1. Công tác quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên
- Tổ chức tiếp nhận học sinh, sinh viên trúng tuyển vào Trường. Sắp xếp, phân bổ học sinh sinh viên vào các lớp. Chủ trì tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân” đầu khóa cho học sinh, sinh viên;
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng của người học, phối hợp với các đơn vị trả lời các nội dung liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người học;
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các khoa nghề và các tổ chức đoàn thể tổ chức cho người học tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động khác theo quy định;
- Tham mưu giúp Hiệu trưởng chứng nhận học sinh, sinh viên của Trường để học sinh, sinh viên vay vốn tín dụng; cấp và hướng dẫn sử dụng và quản lý sổ ngoại trú; xác nhận đơn xin nghỉ học, cấp giấy giới thiệu nơi làm việc khi học sinh, sinh viên tốt nghiệp;
- Phối hợp Phòng Kế hoạch - Tài chính, giáo viên chủ nhiệm, các khoa nghề rà soát chế độ, xét duyệt học bổng cho học sinh, sinh viên cuối học kỳ, năm học; đôn đốc học sinh nộp học phí; có biện pháp thu nợ, đề xuất xử lý những trường hợp không nộp học phí;
- Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ, làm thẻ cho học sinh, sinh viên; theo dõi, đánh giá, phân loại học sinh, sinh viên cuối mỗi tháng, học kỳ, năm học, khoá học; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật học sinh sinh viên;
- Liên hệ, phối hợp với địa phương nơi cư trú, nơi tạm trú và gia đình, giáo viên chủ nhiệm, các khoa nghề để quản lý, giáo dục, rèn luyện học sinh, sinh viên;
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước, nội quy, quy chế Nhà trường cho học sinh, sinh viên;
- Phối hợp các khoa nghề quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp.
2. Công tác tuyển sinh
- Tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trường khách hàng. Điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng đào tạo, việc làm và nhu cầu xã hội. Kết nối với khu công nghiệp để tìm hiểu, triển khai nhu cầu đào tạo. Tổ chức đến các công ty, cơ sở sản xuất, các địa phương, các trường phổ thông... để thu thập thông tin phục vụ công tác tuyển sinh;
- Xây dựng chiến lược về tuyển sinh, hoạch định kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, nội dung các hình thức tuyển sinh; xây dựng kế hoạch, phương án, tư vấn tuyển sinh và biện pháp thực hiện phương án tuyển sinh các hệ đào tạo;
- Thực hiện các thủ tục tuyển sinh: Quảng cáo, giới thiệu ngành, nghề đào tạo, nhận hồ sơ, cấp giấy báo…có hiệu quả. Tổ chức tiếp nhận hồ sơ, xét tuyển theo đúng quy định về công tác tuyển sinh của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
- Tham mưu, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá về tuyển sinh. Lưu trữ các tài liệu, thông tin, tư liệu phục vụ công tác tuyển sinh;
- Tham mưu sắp xếp định biên số lượng học sinh, sinh viên/lớp học; thực hiện việc quản lý hồ sơ gốc của học sinh, sinh viên; phối hợp các phòng chức năng thực hiện khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học;
- Xây dựng phương án thực hiện kế hoạch truyền thông và quảng bá hình ảnh của Trường. Lập Kế hoạch tham gia các hoạt động triển lãm, giới thiệu Trường và các ngành, nghề đào tạo với công chúng, nhân dân. Phối hợp với các đơn vị trong Trường, lấy và cập nhật thông tin lên website, cung cấp thông tin cho các đối tác.
3. Công tác hợp tác doanh nghiệp
- Phối hợp các khoa nghề tham mưu về việc hợp tác doanh nghiệp trong đào tạo, thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp và tuyển dụng đối với học sinh, sinh viên;
- Thực hiện việc đấu nối hợp tác đào tạo với doanh nghiệp; thiết lập kênh thông tin tiếp nhận nhu cầu đào tạo theo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp; triển khai nhiệm vụ đào tạo theo đặt hàng; chủ động tiếp cận và tìm đến các doanh nghiệp trên địa bàn để đề xuất và ký kết các chương trình hợp tác, tư vấn giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp.
4. Công tác quản lý Ký túc xá
- Tham mưu và tổ chức thực hiện công tác nội trú cho học sinh, sinh viên tại Ký túc xá; bố trí học sinh, sinh viên ở các phòng tại Ký túc xá theo đúng số lượng thiết kế, đảm bảo các điều kiện cho học sinh sinh viên;
- Chịu trách nhiệm về công tác an ninh trật tự, nề nếp sinh hoạt, học tập lành mạnh, tích cực cho học sinh, sinh viên;
- Chỉ đạo Ban quản lý Ký túc xá thực hiện các nhiệm vụ quản lý Ký túc xá đúng quy định;
- Quản lý, viết bài và đăng tin, bài, ảnh lên Website thuộc đơn vị mình trực tiếp quản lý, Trưởng đơn vị chịu trách nhiệm nội dung về bài viết, ảnh và đường link;
Ngoài nhiệm vụ trên, thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công, chỉ đạo của Hiệu trưởng.